Trước khi bạn muốn chuyên sâu vào bộ môn gym trước hết bạn phải tìm hiểu về nó, tìm hiểu về các thuật ngữ thể hình, các bài tập cơ bản đến nâng cao. Hiểu được nỗi lòng của bạn, bài viết này mình sẽ shia sẽ cũng như cung cấp cho bạn một số thuật ngữ thể hình thông dụng hiện nay.
Nội dung
Thuật ngữ thể hình bạn cần biết
1. Những thuật ngữ chung
- Fitness: chỉ các hình thức tập thể dục hoặc các bộ môn thể dục nói chung. Khái niệm này thường được dùng cho người tập thể dục để có thân hình đẹp mà không thuốc hay được hiểu là phát triển cơ bắt tự nhiên.
- Gym: phòng tập thể dục, nơi mọi người đến để tập luện rèn luyện sức khoẻ.
- Aerobic: hay còn gọi là thể dục nhịp điệu. Thường được tham gia nhiều là các chị em phụ nữ, là các bài tập theo nhạc.
- Cardio: Dịch xác nghĩa là tim mạch. Trong thể hình nó có nghĩa là các bài tập về sức bền, các tập này rất tốt cho tim mạch cũng như giúp giảm mỡ thừa hiệu quả.
- Workout: được hiểu là một kế hoạch tập luyện được lên một cách chi tiết với nhiều nội dung như sẽ tập bài tậ nào, số lần tập, thời gian tập,… Tóm lại nó là con đường dẫn đến mục tiêu của bạn.
- Training: được hiểu là tập luyện, tập dợt, huấn luyện.
2. Những thuật ngữ về các bài tập
Chỉ mất 2 phút bạn đã hiểu được 5 thuật ngữ tập thể hình thông dụng trên đây, tiếp theo mình sẽ tìm hiểu về các thuật ngữ về bài tập nhé.
-
Exercise: là bài tập. Nó tập hợp tất cả các bài tập, động tác, hít thở, các chuyển động,… nhằm mục đích phát triển một nhóm cơ nhất định mà bạn mong muốn.
-
Set: được hiểu là hiệp, là các bài tập thực hiện không nghỉ. Cũng giống như các trận bóng đá có hai hiệp.
-
Rep: là số lần bạn tạp lien tục trong một hiệp, nó được tính khi bạn kết thúc một hiệp.
-
Isolation: có nghĩa là cô lập, thường chỉ các bài tập chỉ có tác động đến một nhóm cơ nhất định.
-
Compound: có nghĩa là phối hợp, thường chỉ các bài tập có tác động đến nhiều nhóm cơ cũng một lúc.
-
One rep max: được viết tắc là 1RM hay còn gọi là mức tạ tối đa. Mức tạ tối đa là mức tạ mà bạn tập trung hết sức mạnh và tâm trí nâng được duy nhất một lần mà không thể tiếp tục nâng ngay được.
-
Failure: được hiểu là thấy bại, có nghĩa là bạn có thể tập luyện cho đến khi không còn thực hiện nỗi một động tác hày bài tập nào nữa.
-
Over training: nghĩa là tập luyện quá sức, nó xảy ra khi bạn tập luyện với khối lượng hay cường độ vượt quá khả năng phục hồi của cơ thể. Việc này rất nguy hiểm vì nó dẫn đến hậu quả là cơ không phát triển, hay nghiêm trọng hơn là mất đi sức mạnh cơ bắp.
-
Warming up: là làm nóng cơ, được thực hiện khi bắt đầu một buổi tập.
-
HIIT: Viết tắt của Hight Intensity Interval Training có nghĩa là tập luyện với cường độ cao. Được hiểu là thực hiện các bài tập với thời gian cực ngắn.
>>> Xem thêm Kế hoạch tập luyện HIIT cho người mới tập gym <<<
- Drop set: có thể hiểu đơn giản là tập luyện với các rep giảm dần.
- Rest-pause: được hiểu là tập với mức tạ thông thường, sau khi bạn không tập nổi nữa hay nghỉ 10s sau đó nâng tạ tiếp tục.
- Forced reps: tập với sự hỗ trợ của bạn tập, mỗi lần bạn nâng tạ bạn tập sữ giúp với tác động nhỏ lên tạ, thực hiện nâng tạ cho đến khi bạn tập phải tác động một lực lớn để giúp bạn nâng tạ thì nghỉ.
- Partial reps: được hiểu là bạn tập nặng cho đến khi không thể hoàn thành một reps.
- Rep blast: là cách tập luyện một hiêp với 20 – 30 reps nhằm mục đích làm tăng cơ một cách toàn diện.
- Volume blast: được hiểu đơn giản là bạn thực hiện được 5 hiệp, mỗi hiệp bạn thực hiện 10 reps, nhưng đến hiệp thứ 6 bạn chỉ thực hiện được 7 reps, như vậy Volume blast kết thúc.
- Super set: là việc kết hợp các bài tập khác nhau nhưng cùng một nhóm cơ với ít thời gian nghỉ hoặc tập liên tục.
- Pyramid training: là phương pháp tập luyện Kim tự tháp, tạp luyện với số set giảm dần.
- 5 x 5 Program: là chương trình tập luyện một nhóm cơ với 5 set, mỗi set 5 reps.
- Periodization: là chương trình tập luyện chia thành nhiều giai đoạn. Ví dụ như 3 tháng đầu bạn tập để có sức khoẻ, tăng sức mạnh, giảm cân. 3 tháng sau bắt đầu siết cơ bắp, ổn định rồi 3 tháng tiếp theo duy trì hình thể đạt được.
- Power building hoặc Power lifting: là chương trình tập luyện tập trung vào sức mạnh. Tập luyện theo phương pháp này là bạn không quan tâm đến thân hình đẹp, không mỡ thừa, cơ bắp cuồng cuộn. Bạn chỉ quan tâm đến việc làm sao có thể dùng sức mạnh nhấc được một chếc ôtô.
3. Những thuật ngữ về các nhóm cơ trên cơ thể
Phần tiếp theo của bài viết mình sẽ giới thiệu cho bạn các thuật ngữ về các nhóm cơ trên cơ thể mà bạn thường xuyên nghe được khi đến phòng tập gym.
-
Neck: cơ cổ.
-
Traps: cơ cầu vai.
-
Deltoids: cơ vai.
-
Chest: cơ ngực.
-
Biceps: cơ tay trước.
-
Forearms: cơ cẳng tay.
-
Abs: cơ bụng.
-
Quads: cơ đùi trước.
-
Calves: cơ bắp chân.
-
Triceps: cơ tay sau.
-
Lats: cơ xô.
-
Middle back: cơ lưng giữa.
-
Lower back: cơ lưng dưới.
-
Glutes: cơ mông.
-
Quads: cơ đùi trước.
-
Hamstrings: cơ đùi sau.
Hy vọng qua bài viết về những thuật ngữ thể hình trên đây bạn sẽ hiểu hơn được về các bài tập, cách tập luyện cũng như việc tập luyện chuyên sâu với bộ môn gym này.
Xem thêm: Cách ngăn ngừa buồn nôn khi tập gym hiệu quả
Hotline: 0902 77 11 86
Fanepage: https://www.facebook.com/Thegioidotap.vn/
Instagram: https://www.instagram.com/Thegioidotap.vn/
Bình luận về bài viết